Đăng nhập
TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TIẾNG NHẬT A1 [04/10/2013]

 

Để các thầy cô và sinh viên nắm được nội dung dạy và học, cũng như kế hoạch giang dạy học phần Tiếng Nhật A1, tổ Quản lý Ngoại ngữ không chuyên xin thông báo tóm tắt nội dung giảng dạy học phần này.

I. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN

1. Thông tin chung

- Tên học phần: Tiếng Nhật A1, tương ứng bậc 1/6 (A1), thời lượng 30 giờ: 2 tín chỉ.

2. Mục tiêu chung của học phần: Sinh viên sẽ phải đạt được trình độ N5 ( trình độ năng lực Tiếng Nhật do Quỹ giao lưu quốc tế quy định – trình độ này được áp dụng trên toàn thế giới).

3. Nội dung chi tiết học phần

Dựa trên tóm tắt nội dung học phần, nội dung chi tiết, cụ thể được bố trí như sau:

Bài 1 : Giới thiệu bản thân, đến từ quốc gia nào…

Bài 2 : Giới thiệu đồ vật

Bài 3: Giới thiệu nơi chốn

Bài 4 :  Học cách nói ngày và giờ / Học về các thời của động từ trong tiếng Nhật

Bài 5 : Học động từ chỉ phương hướng (đi/ đến/ về)/ cách nói về phương tiện đi lại

Bài 6: Bổ ngữ trực tiếp của ngoại động từ / cách nói về địa điểm xảy ra hành động/ Rủ rê ai đó làm hành động cùng với bản thân

Bài 7 : Phương tiện , cách thức tiến hành một việc gì đó / Động từ biểu hiện sự cho, nhận trong tiếng Nhật

Bài 8 : Tính từ trong tiếng Nhật

Bài 9 : Những từ sử dụng trợ từ (*) thể hiện sở thích, năng lực, sở hữu…

Bài 10 : Nói về sự tồn tại của người và vật

Bài 11 : Cách dùng lượng từ trong tiếng Nhật

Bài 12 : Các thời của tính từ trong tiếng Nhật

Bài 13 : Cách nói thể hiện ‘muốn vật’ hoặc ‘ muốn làm một hành động’

Bài 14 : Cách chia hình thức (*) và các mẫu câu dùng hình thức này để diễn tả nội dung ‘ hãy ...’, ‘đang…’

Bài 15:  Mẫu câu xin phép ai đó thực hiện hành động / cấm ai đó thực hiện hành động/ trạng thái của hành động/ thói quen, tập quán

Bài 16 : Dùng hình thức (*) để nối các động từ , danh từ, tính từ với nhau / mẫu câu dùng để nói về các thuộc tính của chủ đề

Bài 17 : Cách chia hình thức (*)  và các mẫu câu dùng thể (*)  để diễn đạt ý ‘ xin đừng’, ‘ phải…’, ‘không phải’

Bài 18 : Cách chi thể nguyên dạng của động từ / mẫu câu dùng thể nguyên dạng để diễn đạt ý ‘có thể thực hiện hành động nào đó’,  nói về sở thích của bản thân, ‘trước khi…’

Bài 19 : Cách chia hình thức (*)  và các mẫu câu dùng thể (*)  để diễn tả kinh nghiệm của bản thân / liệt kê nhiều hành động

Bài 20 : Thể ngắn  thể thông thường trong tiếng Nhật

II. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN VÀ PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN

1. Chính sách đối với học phần

- Đến lớp đầy đủ là một điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, cần lưu ý việc đến lớp đầy đủ không chỉ là sự hiện diện trên lớp đều đặn của sinh viên mà bên cạnh đó sinh viên phải tham gia tích cực vào bài học trên lớp dưới nhiều hình thức.

- Việc tự học chiếm một tỷ lệ lớn trong các học phần, vì vậy giảng viên phải cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của việc tự học. Và giảng viên sẽ luôn sâu sát, đốc thúc, kiểm tra việc tự học của sinh viên thông qua các hình thức khác nhau.

- Kiểm tra, đánh giá thông qua các bài Test giữa kỳ.

2. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần

2.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên và định kỳ

Giáo viên sẽ thường xuyên kiểm tra và đánh giá năng lực của sinh viên trong suốt quá trình học .

- Điểm chuyên cần: liên tục điểm danh để kiểm tra việc đến lớp chuyên cần của sinh viên.

- Kết quả tự học: đánh giá tinh thần, thái độ tự học của sinh viên thông qua việc kiểm tra các bài tập được giao về nhà, chuẩn bị trước các kiến thức đối với mỗi bài học mới.

- Kiểm tra giữa học phần: sẽ có 2-3 bài kiểm tra.

Điểm QTHT  sẽ được tính dựa theo 3 tiêu chí trên. Các tiêu chí trên cho theo thang điểm 10, tuy nhiên do mức độ quan trọng của các tiêu chí sẽ khác nhau nên hệ số của các tiêu chí cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau: Điểm chuyên cần hệ số 1, kết quả tự học hệ số 2, kiểm tra giữa học phần hệ số 2/bài (gồm 3 bài kiểm tra).

2.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

Thông qua các loại bài tập có thể đánh giá được khả năng tiếp thu, tinh thần tự học của sinh viên. Tiêu chí cụ thể như sau :

- Tính đầy đủ: chuẩn bị bài mới và làm bài tập được giao một cách đầy đủ .

- Tính chính xác: bên cạnh việc kiểm tra tính đầy đủ trong việc làm bài tập của sinh viên thì việc kiểm tra tính chính các bài tập và sự tiếp thu nội dung cũng rất quan trọng.

- Tính hiệu quả trong quá trình tự học, tự làm các bài tập được giao.     

2.3. Lịch thi, kiểm tra:

Tất cả các bài kiểm tra giữa kỳ, kết quả tự học .v.v. giáo viên phải lưu lại ít nhất 1 năm tính từ ngày kết thúc học phần để làm minh chứng thanh toán cũng như giải quyết các khiếu nại của sinh viên nếu có. Trước khi kết thúc học phần giáo viên phải công bố cho sinh viên điểm QTHT và danh sách những sinh viên đủ điều kiện dự thi hết học phần.

2.4. Hình thức và barem điểm các bài kiểm tra .

1. 20 câu trắc nghiệm ngữ pháp và từ vựng (20 * 0.2 đ)

2. 10 câu trắc nghiệm kanji (10 * 0.2 đ)

3. 5 câu viết từ hiragana sang kanji (5 * 0.4 đ)

4. 5 câu viết lại / sắp xếp / hoặc dịch sang tiếng Nhật (5 * 0.4đ)

Thời gian làm bài :30 phút

III. TÀI LIỆU HỌC TẬP

Tài liệu bắt buộc: Basic Kanji Book (Vol.1)

Ghi chú: (*) mẫu tự tiếng Nhật, không thể hiện trên thông báo nếu không có bộ font tiếng Nhật.